CÁC TIÊU CHUẨN KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

   Ở blog trước, tôi đã trình bày về " TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM". Phần nào giúp ta có cái nhìn tổng quát về hệ thống điện nước ta, về sự phát triển mạnh mẽ cũng như những khó khăn thách thức đối với ngành điện. Ngoài ra, ta còn có thể nhìn thấy được tiềm năng của những nguồn năng lượng "xanh", "sạch", mà chúng ta có thể khai thác và phát triển ở thì hiện tại và tương lai.Yêu cầu đặt ra cho chúng ta, làm thế nào để sử dụng điện một cách hợp lý? Làm sao để cán cân điện năng được cân bằng, không để rơi vào tình trạng cung không đủ cầu? Theo tôi, để giải quyết được những yêu cầu trên đòi hỏi chúng ta phải có các tiêu chuẩn cụ thể khi thiết kế một hệ thống điện.Vậy, tiêu chuẩn thiết kế là gì ? Nếu không có các tiêu chuẩn khi thiết kế thì khó khăn phải đối mặt là gì ? Và khi xác định được các tiêu chuẩn khi thiết kế sẽ giải quyết được những vấn đề gì?
   Chúng ta hãy cùng tìm hiểu! Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được tiêu chuẩn kỹ thuật là gì ? Thì một cách tổng quát chúng ta có thể hiểu được, tiêu chuẩn kỹ thuật đó là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại cũng như đánh giá một đối tượng như: một sản phẩm, một thiết bị hay một hệ thống,... Với mục đích, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng. Và, những tiêu chuẩn kỹ thuật này sẽ do một tổ chức, một cơ quan công bố dưới dạng văn bản để các cá nhân, các đơn vị áp dụng tự nguyện. Đối với ngành điện, một ngành vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta thì việc các cơ quan, các tổ chức đặt ra các tiêu chuẩn khi thiết kế, lắp đặt một hệ thống điện cho phân xưởng lại càng được chú trọng hơn rất nhiều. Bởi vì, chúng ta biết được điện năng là một thứ cực kỳ nguy hiểm nếu không may xảy ra sự cố, nó không chỉ dừng lại ở việc phá hủy tài sản, hư cả hệ thống điện mà đặt biệt nó có thể gây ra tử vong cho con người. Nắm rõ được sự nguy hiểm cũng như khó lường nếu xảy ra sự cố đối với điện, chúng ta đã đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật để các cá nhân, các tổ chức, các đơn vị dự vào đó để có thể thiết kế và thi công một hệ thống điện thật an toàn, hiệu quả và đảm bảo không xảy ra sự cố đáng tiếc.Chúng ta hãy cùng xem qua một số tiêu chuẩn của Việt Nam trong thiết kế hệ thống cấp điện, chiếu sáng và lắp đặt thiết bị điện:

Bảng thống kê một số tiêu chuẩn Việt Nam trong thiết kế hệ thống điện, chiếu sáng và lắp đặt thiết bị điện 

Để có thể nắm rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu một trong những tiêu chuẩn mà tôi đã đề cập trong bảng thống kê trên, và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu " TCVN 9026:2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng . Tiêu chuẩn thiết kế "
   Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế, đặt các thiết bị điện trong nhà ở, căn hộ, chung cư, nhà có sân vườn,khách sạn, nhà trọ, ký túc xá,... đồng thời cũng được áp dụng vào các công trình công cộng khác. Đồng thời, việc thiết kế, đặt các thiết bị điện trong nhà ở cũng như các công trình công cộng đòi hỏi phải thỏa mãn các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn hiện hành liên quan khác. Riêng, đối với các công trình công cộng còn buộc phải tuân theo các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn , quy định hiện hành của mỗi loại công trình. 
* Quy định chung: 
   Khi ta thiết kế cấp điện cho nhà ở hay một công trình công cộng đòi hỏi phải đảm bảo được các yêu cầu, các quy định đối với từng loại hộ tiêu thụ điện về mức độ tin cậy trong việc cung cấp điện hay quy phạm về trang bị điện.
   Về điện áp, phải tính toán để cấp điện cho các thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng không được lớn hơn lưới điện 380/220V. Đối với những công trình hiện đang có lưới điện 220/110V cần được chuyển sang lưới điện 380/220V để có thể phù hợp với các yêu cầu kinh tế kỹ thuật.
   Khi ta cấp điện cho các động cơ điện phải đảm bảo được lấy từ lưới điện 380/220V trung tính được nối đất trực tiếp.
Trong nhà ở hay các công trình công cộng cần được dự phòng một công suất không dưới 5% tổng công suất của công trình để đảm bảo được việc chiếu sáng cũng như việc hoạt động của các thiết bị dùng để thông báo như thông báo cháy,... 
   Đối với bóng đèn và các thiết bị động lực đặt xa nhất so với điện áp định mức thì ta cần xác định tổn thất điện áp ở cực không được vượt quá các trị số sau:
+ Chiếu sáng làm việc: 5%
+ Chiếu sáng khi gặp sự cố và sơ tán người: 5%
+ Các thiết bị có điện áp từ 12 đến 42V: 10%
+ Khi khởi động động cơ: 15%
* Trạm biến áp: 
   a) Vị trí: 
   + Đối với nhà ở, trường học:
   - Trạm biến áp được phép đặt ở trong nhà nếu trạm biến áp được sử dụng là máy biến áp khô và phải đảm bảo mức ồn cho theo theo tiêu chuẩn TCXD 175:1990, không trái với quy định của quy phạm trang bị điện. 
- Trạm biến áp phải đảm bảo không được đặt sát gần các phòng ở, phòng học, phòng làm việc.
+ Đối với các công trình công cộng khác:
- Trạm biến áp được phép đặt trong nhà hay sát các phòng nhưng cần đảm bảo mức ồn cho phép theo tiêu chuẩn TCXD 175:1990, không trái với quy định ở điều I.1.13 của tiêu chuẩn TCN-18:2006, trạm biến áp cần đảm bảo phải có tường ngăn cháy so với phòng kề sát và có lối ra trực tiếp thông với môi trường bên ngoài.
+ Trạm biến áp nên được đặt ở tầng trệt và có lối thông trực tiếp ra bên ngoài đảm bảo theo yêu cầu phòng cháy.
b) Bố trí trạm biến áp: 
+ Nơi đặt thiết bị phân phối điện áp đến 1000V mà người quản lý của hộ tiêu thụ điện tới được không cho phép thông với nơi đặt thiết bị điện phân phối cao áp mà phải có cửa đi riêng và có khóa.
+ Sàn dùng để đặt máy biến áp cần có độ cao trên mức ngập lụt cao nhất của khu vực.
+ Không được bố trí gian máy biến áp và thiết bị phân phối tại:
- Dưới những nơi ẩm ướt như: nhà vệ sinh, phòng tắm, khu sản xuất gây ẩm ướt. Nếu trong trường hợp bắt buộc, thật sự cần thiết thì ta cần có biện pháp chống thấm.
- Ngay phía dưới và phía trên các phòng tập trung trên 50 người trong khoảng thời gian trên 1 giờ đồng hồ. Yêu cầu này không cho phép áp dụng cho gian máy biến áp khô hoặc máy biến áp được làm mát bằng chất không cháy.
- Khi bố trí và lắp đặt máy biến áp ta cần tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn 11TCN-20-2006 về quy phạm trang bị điện.
* Lưới điện trong nhà: 
+ Các yêu cầu khi thực hiện lưới điện trong nhà: 
- Thiết bị điện của các đơn vị khác nhau nhưng vẫn cùng một hệ thống điện cho phép ta được cấp điện bằng một nhánh rẽ riêng nối vào đường dây cung cấp hoặc từ một đường dây riêng từ ĐV, PPC hoặc PPP. 
- Được phép cấp điện cho các phòng không dùng để sinh hoạt trong nhà ở và các căn hộ của nhà ở đó bằng đường dây cung cấp với điều kiện tại nơi rẽ nhánh phải có khí cụ đóng ngắt riêng nhưng phải đảm bảo yêu cầu chất lượng về điện áp.
- Một đường dây được phép cấp điện cho một số đoạn đứng. Riêng, đối với các nhà ở trên 5 tầng, ở mỗi đoạn đứng phải được đặt thiết bị đóng cắt riêng tại mỗi chỗ rẽ nhánh.
- Đối với chiếu sáng ở lối đi chung, ở cầu thang, ở hàng lang và những phòng khác ngoài phạm vi bên trong nhà ở cần phải được cấp điện bằng các đường dây riêng lấy từ PPC. 
- Đường dây của nhóm thiết bị chiếu sáng trong nhà cần được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt điện hạ áp với điện áp danh định không được lớn hơn 25A. 
- Đối với đường dây của nhóm thiết bị chiếu sáng trong các phòng với công suất mỗi bóng đèn hơn 125W, bóng đèn sợ đốt có công suất hơn 500W cho phép bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt điện hạ áp với điện áp danh định không lớn hơn 63A.
- Đối với đoạn đứng cấp điện phải được đặt dọc theo gian cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật điện và đặt biệt không được phép qua các phòng. 
Ta có thể cho phép đặt đường dây cấp điện cho nhà ở cùng với đường dây chiếu sáng làm việc của gian cầu thang, hành lang và các khu vực chung khác bằng vật liệu không gây cháy.
- Trong nhà ở, ta nên đặt hai đường dây nhóm một pha độc lập với nhau. Ta được phép cấp điện cho đèn và các ổ cắm điện bằng một đường dây nhóm chung.
- Đối với lưới điện đặt trong trần treo không đi lại được ta coi đó như một lưới điện kín, đối với lưới điện kín ta phải thực hiện những điều sau: 
+ Với trần nhà bằng vật liệu dễ gây cháy, ta phải luồn trong ống bằng kim loại.
+ Với trần nhà bằng vật liệu không gây cháy hay khó cháy, ta có thể luồn trong ống bằng chất dẽo hoặc dây dẫn có bảo vệ với lớp vỏ bằng vật liệu khó cháy.

Qua việc chúng ta phân tích cụ thể về " TCVN 9026:2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng . Tiêu chuẩn thiết kế "[1] ta mới thấy được, mặc dù chỉ là một tiêu chuẩn nhưng đã đòi hỏi rất nhiều và rất cụ thể. Từ đây, ta càng nhìn nhận được tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của các tiêu chuẩn thiết kế đối với ngành điện . Nó sẽ giúp ta giải quyết được rất nhiều, giúp ta thiết kế được một hệ thống điện chính xác nhất không gây ấn hưởng xấu đến lưới điện chung và đặc biệt đảm bảo sự an toàn cho người thi công cũng như người sử dụng./.


*Tài liệu tham khảo:
- [1] Tiêu chuẩn TCVN 9026:2012 [Tiêu chuẩn TCVN 9026:2012]
   

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BÀI THU HOẠCH CUỐI MÔN - CUNG CẤP ĐIỆN

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM (2010 - 2021) TIỀM NĂNG - THÁCH THỨC - PHÁT TRIỂN