BÀI THU HOẠCH CUỐI MÔN - CUNG CẤP ĐIỆN
CUNG CẤP ĐIỆN - TÔI HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
Chào mọi người, như vậy chúng ta đã đi qua 3 bài blog với 3 chủ đề khác nhau và nếu hệ thống lại nội dung chính của từng bài, chúng ta có thể nhận ra được nội dung chính mà chúng ta đang hướng đến là gì? Bài thứ nhất, chúng ta tìm hiểu về hệ thống điện và nguồn điện ở nước ta; bài thứ hai, chúng ta tìm hiểu về các tiêu chuẩn khi thiết kế hệ thống điện và bài thứ ba chúng ta tìm hiểu về phân tích lựa chọn máy biến áp. Nếu logic lại, chúng ta có thể nhận ra chúng ta đang hướng đến nội dung chính đó là "Cung cấp điện". Cho nên, hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về những nội dung chính của môn học Cung cấp điện, cũng như những lợi ích và tầm quan trọng của môn học này đối với các bạn nói chung và bản thân tôi nói riêng. Và bây giờ, tôi sẽ cho các bạn biết tôi đã học được gì từ môn học này nhé!1. KIẾN THỨC CHUNG [1]
I. Những vấn đề chung về hệ thống cung cấp điện1.1 Khái niệm hệ thống điện ?
Hệ thống điện là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau. Hệ thống điện bao gồm ba khâu: nguồn điện, truyền tải điện và tiêu thụ điện. Nguồn điện là các nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử v.v...) và các trạm phát điện (điêzen, điện gió, điện mặt trời, v.v...). Tiêu thụ điện bao gồm tất cả các đối tượng sử dụng điện năng trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, du lịch sinh hoạt,... Để truyền tải điện từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ, người ta sử dụng lưới điện. Lưới điện bao gồm đường dây tải điện và trạm biến áp. Ở nước ta, lưới điện có nhiều cấp điện áp khác nhau như: 0,4kV, 6kV, 10kV, 22kV, 35kV, 110kV, 220kV và 500kV. Một số chuyên gia cho rằng, trong tương lai lưới điện nước ta chỉ nên tồn tại 5 cấp điện áp là 0,4kV, 22kV, 110kV, 220kV, và 500kV.
1.2 Những yêu cầu đối với một phương án cung cấp điện
Với mục tiêu, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thiết kế hệ thống cung cấp điện, đối với mỗi công trình khác nhau tùy theo quy mô và yêu cầu thì đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được nhiều phương án khác nhau để đáp ứng cũng như phù hợp với yêu cầu. Một phương án cung cấp điện được cho là tốt và hợp lý phải đảm bảo đáp ứng được 4 yêu cầu cơ bản sau:
Đầu tiên, ta nói về độ tin cậy cung cấp điện (Xác suất mất điện nhỏ). Mức độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào tính chất của đối tượng dùng điện. Ở mức độ tin cậy cung cấp điện, chúng ta co thể chia thành 3 đối tượng để tìm hiểu như sau:
Đối tượng 1: Là đối tượng rất quan trọng không được để mất điện, nếu để xảy ra mất điện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Gây mất an ninh chính trị, trật tự xã hội như: bệnh viện, sân bay, hải cảng, nhà ga, đặc khu quân sự, khu ngoại giao, các đại sứ quán, trục giao thông chính,... Gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế như: các khu công nghiệp lớn, khu chế xuất các loại khoáng sản như cơ khí, luyện kim, dầu mỏ hay các trạm bơm lớn,...Hay nghiêm trọng hơn, nếu để xảy ra có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người
Đối tượng 2: Là các công ty, nhà xưởng, xí nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng, thực phẩm cũng như các đối tượng kinh doanh dịch vụ. Đối với những đối tượng này, nếu mất điện sẽ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, làm thất thoát doanh thu và lãi xuất, gây ra hàng tồn, phế phẩm, v.v...
Đối tượng 3: Là đối tượng sử dụng điện với mục đích sinh hoạt hộ gia đình. Đối với đối tượng này cho phép mất điện tạm thời khi cần thiết.
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về chất lượng điện (Đảm bảo chất lượng điện năng trong phạm vi tối thiểu cho phép). Chất lượng điện được thể hiện ở hai tiêu chí: tần số và điện áp. Đối với một phương án cung cấp điện tốt phải đảm bảo được trị số tần số và điện áp nằm trong mức giới hạn cho phép. Để đảm bảo cho các thiết bị dùng điện (động cơ, quạt, tủ lạnh, đèn,...) làm việc hiệu quả và bình thường, yêu cầu điện áp được đặt vào cực của các thiết bị không được chênh lệch quá 5% so với trị số điện áp định mức quy định.
Thứ ba, đó là mặt kinh tế (Vốn đầu tư hợp lý). Đối với một phương án cung cấp điện thì tính kinh tế được thể hiện qua tiêu chí: vốn đầu tư và phí vận hành. Đầu tiên, đó là vốn đầu tư là bao gồm tiền mua thiết bị, tiền vận chuyển, tiền thí nghiệm, tiền lắp đặt. Thứ hai, đó là phí vận hành bao gồm các khoản chi phí trong quá trình vận hành và thi công công trình cũng như hệ thống điện và cuối cùng là lương cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành, tiền sửa chữa, tiền bảo dưỡng, tiền tổn thất trong quá trình thi công,...
Cuối cùng, cũng chính là phần quan trọng nhất và được yêu cầu cao nhất đó là về mặt An toàn (An toàn và tiện lợi cho việc vận hành và sửa chữa). Đây được xem là vấn đề quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu khi thiết kế, lắp đặt cũng như vận hành hệ thống. Yêu cầu ở đây phải đảm bảo an toàn cho cán bộ vận hành hệ thống, an toàn các thiết bị, an toàn cho hệ thống điện, an toàn cho người sử dụng hệ thống và an toàn cho các hệ thống điện lân cận. Để đảm bảo an toàn, đòi hỏi người thiết kế cũng như vận hành hệ thống phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định, nội quy về an toàn.
II. Các loại lưới cung cấp điện
Nước ta có 3 loại lưới điện: lưới điện đô thị, lưới điện nông thôn và lưới điện xí nghiệp.
Đầu tiên, ta tìm hiểu về lưới điện đô thị. Lưới điện đô thị thường sử dụng cấp điện áp trung áp là 22kV và 10kV. Để tăng độ cung cấp điện, lưới điện đô thị thường có cấu trúc mạch vòng kín vận hành hở. Để đảm bảo tính an toàn và vẻ mỹ quan cho đô thị, người ta thường sử dụng cáp ngầm cho mạng trung áp và hạ áp. Trạm biến áp thường dùng kiểu xây, tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành sẽ khá tốn kém. Và, để thuận lợi cho việc phân phối và không gây ảnh hưởng cũng như cản trở giao thông, cho nên mỗi trạm biến áp phân phối chỉ nên cấp điện cho 1 bên đường và được đặt ở góc hay ở giữa đoạn đường.
Tiếp theo là lưới điện nông thôn. Ở nông thôn, mỗi xã hay huyện thường được cung cấp điện từ 1 hay 2 trạm biến áp trung gian. Hiện nay thường dùng cấp 10kV hay 35kV. Lưới điện nông thôn có cấu trúc dạng cây. Đối với lưới điện nông thôn, tất cả các tuyến dây đều là đường dây trên không. Các trạm biến áp thường dùng là kiểu cột. Để dễ quản lý và vận hành, các trạm biến áp thường được đặt giữa làng.
Và, cuối cùng là lưới điện xí nghiệp. Lưới điện xí nghiệp là những hộ tiêu thụ điện tập trung, có công suất lớn, điện năng cung cấp cho các xí nghiệp được lấy từ các trạm biến áp trung gian bằng các đường dây trung áp. Tùy theo công suất cũng như khoảng cách giữa xí nghiệp và trạm biến áp có thể chọn cấp điện áp khác nhau như: 10kV, 22kV hay 35kV sao cho phù hợp và thích hợp nhất. Tùy thuộc vào quy mô của xí nghiệp mà lưới điện của xí nghiệp cũng có cấu trúc khác nhau.
III. Các loại dây dẫn và cáp
3.1 Các loại dây dẫn
Dây dẫn gồm 2 loại: dây bọc cách điện và dây trần.
Dây bọc cách điện dùng trên lưới nội thất hạ áp. Dây bọc cách điện được chế tạo với nhiều kiểu cách: dây một sợi, dây nhiều sợi, dây cứng, dây mền, dây đơn, dây đôi. Vật liệu dùng để làm dây bọc cách điện là đồng và nhôm. Dây bọc được làm bằng lõi đồng đắt hơn dây bọc làm bằng lõi nhôm nhưng khả năng tải điện tốt hơn, ít tổn thất điện năng hơn, nên được sử dụng rộng rãi hơn.
Dây trần được dùng trên mọi cấp điện áp. Có dây nhôm trần, thép trần, đồng trần và dây nhôm lõi thép. Phổ biến nhất là dây nhôm trần và dây nhôm lõi thép.
3.2 Các loại cáp
Cáp là loại dây dẫn đặt biệt. Cáp được chế tạo hết sức đặc biệt và đa dạng, nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ, chế tạo với mọi cấp điện áp. Cáp thường được chế tạo từ nhôm và đồng.
Vỏ cáp thường được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhằm tạo điều kiện thích ứng với nhiều môi trường khác nhau.
Do chất cách điện có khả năng cách điện rất cao nên kích thước của cáp rất nhỏ gọn, rất tiện lợi cho việc vận chuyển cũng như lắp đặt.
IV. Tính toán phụ tải
4.1 Khái niệm
Là số liệu đầu tiên và quan trọng nhất để tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện. Xác định phụ tải điện quá lớn so với thực tế sẽ dẫn đến chọn thiết bị điện quá lớn làm tăng vốn đầu tư . Xác định phụ tải điện quá nhỏ dẫn đến chọn thiết bị không phù hợp sẽ bị quá tải gây ra cháy nổ, thiệt hại cho công trình và hệ thống.
4.2 Xác định phụ tải điện cho từng khu vực
Đối với khu vực nông thôn là nhiều đối tượng sử dụng điện, phổ biến nhất như là trạm bơm, trường học, bệnh viện, điện sinh hoạt gia đình. Phụ tải điện trạm bơm thường có các thang công suất: 14kW, 20kW, 33kW, 45kW, 55kW, 75kW, 100kW và 200kW. Với máy bơm công suất nhỏ sử dụng điện hạ áp, máy bơm công suất lớn 100kW trở lên thường dùng điện 6kV hoặc 10kV.
Đối với khu vực công nghiệp, chúng ta chia thành 3 giai đoạn là trong giai đoạn dự án khả thi, trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng và giai đoạn thiết kế chi tiết.
Trong giai đoạn dự án khả thi, trong giai đoạn này, khi các nhà máy hay khu công nghiệp chưa xây dựng, cần xác định phụ tải điện để chuẩn bị nguồn điện, thiết kế và xây dựng đường dây cao áp và trạm biến áp trung gian.
Trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, ở giai đoạn này, thông tin mà người thiết kế hệ thống điện nhận được là công suất đặt của từng phân xưởng và diện tích của từng phân xưởng.
Trong giai đoạn thiết kế chi tiết, đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình thiết kế hệ thống điện trong công nghiệp. Ở giai đoạn này, ta đã biết rõ thông tin về đối tượng sử dụng điện: công suất, chủng loại, vị trí lắp đặt trong nhà xưởng và đặc tính kỹ thuật. Nhiệm vụ của người thiết kế hệ thống điện là đề ra phương án cung cấp điện hợp lý cho từng nhà xưởng và thiết kế mạng lưới điện hạ áp nhà xưởng để cung cấp điện đến từng thiết bị, từng động cơ.
Đối với khu vực đô thị, đây được xem là đối tượng sử dụng điện ở khu vực đô thị rất đa dạng: hộ gia đình, trường học, bệnh viện, khách sạn, siêu thị, cơ quan hành chính, văn phòng đại diện,...
Đầu tiên, phụ tải điện của hộ gia đình: Là đối tượng sử dụng điện đông đảo nhất, chiếm tỉ trọng lớn điện năng tiêu thụ ở đô thị. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng: Lúc này nhà dân chưa được xây dựng hoàn thiện, thông tin thu nhận được chưa hoàn chỉnh, lúc này thông tin thu nhận được chỉ là mặt bằng quy hoạch phố xá, tuy nhiên ta có thể dựa vào đây để xác định được phụ tải điện cần căn cứ vào chiều dài của khu phố. Trong giai đoạn thiết kế chi tiết: Lúc này nhà cửa đã được xây dựng hoàn thiện, có thiết kế chính xác số hộ dân cư trong khu phố, trong nhà chung cư,cũng có thể biết được mức sống hoặc thiết bị dùng điện được đặt trong hộ gia đình. Có hai cách xác định phụ tải: xác định phụ tải điện từ 1 hộ gia đình rồi tính toán phụ tải cho một dãy phố hoặc một khu dân cư hoặc ngược lại, ta có thể xác định từ dãy phố hay chung cư vào từng hộ gia đình.
Thứ hai, phụ tải trường đại học: Đối với phụ tải trường học, ngoài khu giảng đường còn có các khu hành chính văn phòng, xưởng thực tập cơ khí, phòng thực hành thí nghiệm, kí túc xá, nhà thi đấu thể thao,...
Thứ ba, phụ tải điện khu văn phòng đại diện: Đối với phụ tải điện tại khu văn phòng đại diện, ta cần lưu ý những vấn đề sau: công suất máy điều hòa, nhu cầu chiếu sáng, vị trí đặt các ổ cấm, quạt,...
Thứ tư, phụ tải điện khách sạn: Đối với phụ tải điện của khách sạn cần chú ý phải tính phụ tải theo từng phòng tùy theo diện tích của phòng.
Và cuối cùng, phụ tải điện chợ, siêu thị, nhà thi đấu, nhà văn hóa: Đối với đối tượng này, chúng ta phải tùy vào nhu cầu sử điện mà đưa ra mức tính phụ tải phù hợp.
V. Tính toán tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng
5.1 Tính toán tổn thất điện áp:
Ta có thể hiểu được khái niệm tổn thất điện áp đơn giản như sau, khi dòng điện chạy qua các phần tử dẫn điện sẽ tạo nên điện áp rơi dọc theo các phần tử này nên điện áp tại các nút trên hệ thống điện thường khác nhau và thường khác định mức. Và để đảm bảo chất lượng điện áp là một trong những yêu cầu cơ bản khi vận hành một hệ thống điện. Chất lượng điện áp bao gồm nhiều chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu đảm bảo chất lượng điện áp.
5.2 Tổn thất công suất:
Tổn thất công suất được chia ra thành 2 dạng: Tổn thất công suất trên đường dây và tổn thất công suất trong trạm biến áp
5.3 Tính toán tổn thất điện năng:
Tổn thất điện năng trên hệ thống điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện từ thanh cái các nhà máy điện qua hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ sử dụng điện. Theo phân loại, tổn thất điện năng gồm hai loại, tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
Tổn thất kĩ thuật chỉ có thể giảm đến ngưỡng nhất định. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu các giải pháp giảm tổn thất thương mại xuống mức hợp lý là mục tiêu của ngành Điện các nước trên thế giới, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, giảm áp lực đầu tư nguồn điện, là cơ sở tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất điện.
Tổn thất điện năng thương mại (phi kỹ thuật) là tổn thất do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: lấy cấp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị đo lường,...)
VI. Trạm điện
Trong lưới cung cấp điện thường sử dụng 3 loại trạm điện (còn gọi là bốt điện): trạm phân phối, trạm biến áp trung gian và trạm biến áp phân phối.
6.1 Trạm biến áp phân phối
Trạm biến áp phân phối còn gọi là trạm biến áp khách hàng, có nhiệm vụ biến đổi điện áp trung áp xuống 0,4 (kV) để cấp điện cho các hộ tiêu thụ là những khách hàng của ngành điện.
6.2 Trạm phân phối
Trạm phân phối còn có tên gọi khác là trạm cắt (TPP hoặc TC), trong đó không đặt biến áp mà chỉ đặt các thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cắt phụ tải, cầu dao - cầu chì)
Trong lưới cung cấp điện, người ta thường xây dựng các TPP trung áp làm nhiệm vụ nhận điện từ trạm biến áp trung gian về và phân phối cho các trạm biến áp phân phối trong khu vực.
6.3 Trạm biến áp trung gian
Lưới cung cấp điện được cấp điện từ các trạm biến trung gian (BATG) thường là 110/35, 22, 10 (kV), hoặc 35/22, 10 (kV). Tùy theo tính chất quan trọng của lưới cung cấp điện mà các trạm trung gian này có thể đặt 1 hoặc 2 máy.
VII. Lựa chọn các thiết bị điện trong lưới cung cấp điện
Hệ thống điện bao gồm các thiết bị điện được chấp nối với nhau theo một nguyên tắc chặt chẽ tạo nên một cơ cấu đồng bộ, hoàn chỉnh. Mỗi thiết bị điện cần được lựa chọn đúng để thực hiện tốt chức năng trong sơ đồ cấp điện và góp phần cho hệ thống cung cấp điện vận hành đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và đặt biệt là an toàn.
Ta cần chú trọng trong việc lựa chọn các thiết bị điện sau đây trong lưới cung điện: máy biến áp, máy cắt điện, cầu chì, dao cách ly, aptomat, thanh góp, dây dẫn và cáp.
2. KỸ NĂNG & THÁI ĐỘ
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hiện nay, để có một công việc tốt, để có được một vị trí như bản thân mình mong muốn thì ngoài kiến thức đòi hỏi chúng ta cần có kỹ năng chuyên môn và thái độ làm việc. Vậy câu hỏi đặt ra là ngoài kiến thức chuyên môn thì tôi đã học được kỹ năng gì từ giảng viên và có thái độ như thế nào đối với môn học này?
Tháp đo năng lực con người [2] |
I. Kiến thức
- Theo các cuộc khảo sát thì kiến thức chiếm 37,2% số điểm mà nhà tuyển dụng sẽ cho bạn. Trong đó, số điểm tốt nghiệp chỉ là thứ yếu. Điều mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm là những gì bạn sẽ đem lại cho doanh nghiệp chứ không phải những gì bạn đã đạt được khi học tại trường. Vậy, kiến thức mà môn học Cung cấp điện mang lại cho tôi là gì? Đó là:
+ Biết được tổng quan hệ thống cung cấp điện tại Việt Nam
+ Xác định được nhu cầu sử dụng điện
+ Tìm hiểu và biết cách lựa chọn máy biến áp phù hợp với nhu cầu sử dụng, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kinh tế
+ Tính toán được ngắn mạch
+ Biết cách lựa chọn thiết bị điện sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
Vậy, từ những kiến thức mà tôi đã được học, tôi nghĩ có thể tôi chưa thể lĩnh hội được tất cả nội dung cũng như kiến thức mà giảng viên truyền đạt nhưng tôi nghĩ tôi cũng có được một lượng nhất định và nếu trao dồi cũng như tìm hiểu thêm tôi sẽ có đủ tự tin để đáp ứng yêu cầu.
II. Kỹ năng
- Kỹ năng chiếm đến 46,3% trong 3 yếu tố giúp bạn có thể xin việc thành công.
Vậy tôi đã có được những kỹ năng gì từ môn học này ? Đó là:
+ Kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
० Đối với kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề giúp tôi nhìn nhận một vấn đề nào đó từ nhiều hướng, nhiều mặt và nhiều khía, rồi từ đó có thể đưa ra phương pháp giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất, chính xác nhất, giúp tôi tiết kiệm được thời gian cũng như tránh việc đưa ra quyết ddingj không chính xác.
+ Kỹ năng làm việc nhóm
० Đối với kỹ năng làm việc nhóm, đối với bản thân tôi đây là kỹ năng hết sức cần thiết và quan trọng. Nó giúp tôi xây dựng được tinh thần teamwork cũng như biết lắng nghe hơn khi đưa ra một quyết định. " Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau " đúng như vậy khi làm việc nhóm giúp tôi đưa ra quyết định một cách có suy nghĩ, có chọn lọc hơn.
+ Kỹ năng xây dựng hồ sơ điện tử cá nhân
० Đối với tôi đây là một kỹ năng hoàn toàn mới mẻ mà tôi được làm quen, mặc dù còn rất rất nhiều thiếu sót nhưng tôi tự tin theo thời gian cũng như được sự hướng dẫn của giảng viên tôi sẽ ngày càng hoàn thiện kỹ năng của mình.
III. Thái độ
Trong tháp đo năng lực thì đây chính là phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất và là cái đế tháp. Tại sao không phải kiến thức chuyên môn hay kỹ năng mà thái độ lại chiếm vị trí quan trong vào chiếm tỷ lệ cao nhất?
- Các kiến thức chuyên môn và kĩ năng, trong quá trình làm việc chúng ta hoàn toàn có thể trau dồi thêm. Chẳng có một người chủ nào muốn nhận một người nhận viên mà ý chí lại không có, có tài năng mà không biết sử dụng tài năng của mình.
- Thái độ là thứ mà không có một giảng viên hay một trường lớp nào có thể dạy bạn nếu như bạn không có thái độ tốt.
Cho nên, bên cạnh việc chuẩn bị tốt kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp hãy tự tạo cho mình một thái độ tích cực, năng độ và sáng tạo trong cuộc sống cũng như
III. Thái độ
Trong tháp đo năng lực thì đây chính là phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất và là cái đế tháp. Tại sao không phải kiến thức chuyên môn hay kỹ năng mà thái độ lại chiếm vị trí quan trong vào chiếm tỷ lệ cao nhất?
- Các kiến thức chuyên môn và kĩ năng, trong quá trình làm việc chúng ta hoàn toàn có thể trau dồi thêm. Chẳng có một người chủ nào muốn nhận một người nhận viên mà ý chí lại không có, có tài năng mà không biết sử dụng tài năng của mình.
- Thái độ là thứ mà không có một giảng viên hay một trường lớp nào có thể dạy bạn nếu như bạn không có thái độ tốt.
Cho nên, bên cạnh việc chuẩn bị tốt kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp hãy tự tạo cho mình một thái độ tích cực, năng độ và sáng tạo trong cuộc sống cũng như
nghề nghiệp của bản thân ở thì hiện tại và thì tương lai.
Nếu như, để nói về một điều không thích ở môn học cũng như giảng viên giảng dạy thì có lẽ rất khó để tìm ra lý do mà có lẽ để nói đúng hơn thì đó chỉ mong muốn ở môn học, theo tôi đó là yêu cầu có phần khắt khe từ giảng viên khiến tôi bị áp lực khi hoàn thành bài mặc dù yêu cầu có phần khắt khe từ thầy phần nào giúp tôi buộc bản thân mình hoàn thiện hơn và tốt hơn./.
* Tài liệu tham khảo tham khảo:
[1] Giáo trình Cung cấp điện, TS. Ngô Hồng Quang ( Giao trinh Cung cap dien )
[2] Hình ảnh minh họa ( Thap Nang luc con nguoi )
3. KẾT LUẬN
Qua môn học Cung cấp điện, ngoài kiến thức chuyên môn, bản thân tôi cảm thấy rất may mắn khi còn nhận được những kỹ năng khác rất quan trọng, bổ sung rất nhiều cho ngành học của mình. Những kỹ năng nếu như không được học từ Giảng viên Lê Phương Trường , bản thân tôi sẽ không thể tiếp cận, đặc biệt là khả năng viết lách và khả năng xây dựng hồ sơ điện tử cá nhân.Nếu như, để nói về một điều không thích ở môn học cũng như giảng viên giảng dạy thì có lẽ rất khó để tìm ra lý do mà có lẽ để nói đúng hơn thì đó chỉ mong muốn ở môn học, theo tôi đó là yêu cầu có phần khắt khe từ giảng viên khiến tôi bị áp lực khi hoàn thành bài mặc dù yêu cầu có phần khắt khe từ thầy phần nào giúp tôi buộc bản thân mình hoàn thiện hơn và tốt hơn./.
* Tài liệu tham khảo tham khảo:
[1] Giáo trình Cung cấp điện, TS. Ngô Hồng Quang ( Giao trinh Cung cap dien )
[2] Hình ảnh minh họa ( Thap Nang luc con nguoi )
like <3
Trả lờiXóa