Nhiệt điện than cũng cho thấy sự ổn định qua từng năm và hứa hẹn với đà tăng trưởng ổn định như thế này nhiệt điện than sẽ là một nguồn năng lượng mà chúng ta có thể khai thác ổn định trong thời gian tới.
Ngoài nhiệt điện than, thì nhiệt điện khí gas cũng là một nguồn năng lượng mà chúng ta có thể khai thác, cụ thể, năm 2015 sản lượng nhiệt điện khí gas mang lại là 7,998(MW), năm 2016 có sự giảm so với năm trước đó khi chỉ đạt 7,502(MW) sang năm 2017 sản lượng có sự tăng trưởng nhưng không quá lớn khi đạt 8,978(MW). Có thể, sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng mới đã phần nào làm giảm đi sản lượng của nhiệt điện khí gas.
Bên cạnh, than và khí gas thì nhiệt điện còn lấy từ diesel và dầu, tuy nhiên sản lượng từ 2 nguồn này không đáng kể như than và khí gas.
Mặc dù, chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng cơ cấu nguồn điện nước ta, tuy nhiên cả thủy điện và nhiệt điện đều có nhược điểm mà chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc đó chính là hệ lụy mà 2 nguồn năng lượng này gây ra đối với môi trường của chúng ta. Hệ sinh thái và môi trường sống,... gần các nhà máy thủy điện bị phá hủy. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, làm trái đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên: than đá, dầu mỏ, khí gas,... đó chính là những hệ lụy mà nhiệt điện gây ra.
Vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra với chúng ta là gì ? Nguồn năng lượng nào có thể thay thế để hạn chế khai thác nguồn năng lượng nhiệt điện trong tương lai ? Và, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO đã ra đời để có thể giải quyết vấn đề nan giải trên.
* Năng lượng tái tạo
Nói chung, năng lượng tái tạo là chúng ta khai thác dựa trên các yếu tố tự nhiên như: gió, mặt trời,..
Và Việt Nam chúng ta may mắn sở hữu những thuận lợi để có thể khai thác những nguồn năng lượng này một cách dồi dào. Năm 2015, có thể được coi như bước khởi đầu của chúng ta trong việc khai thác nguồn năng lượng mới này, con số chúng ta đạt được là 135(MW), con số này có thể rất nhỏ so với những nguồn năng lượng khác mang lại, tuy nhiên, đây là năm đầu tiên mà chúng ta xây dựng hệ thống, làm quen với nó thì đây là con số mà chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận. Đến năm 2017, chúng ta đã có bước nhảy vọt khi đạt được sản lượng là 3,476(MW), tức chúng ta đã tăng 3,341(MW).
Mặc dù, nếu chúng ta so với thủy điện và nhiệt điện thì sản lượng điện mà năng lượng tái tạo mang lại là quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét về mức độ tăng trưởng thì năng lượng tái tạo sẽ là " một viên ngọc thô rất to " mà chúng ta có thể khai thác rất nhiều ở tương lai.
Với sự nhảy vọt đáng kinh ngạc cộng thêm lợi thế về địa hình, địa chất của mảnh đất hình chữ S và đặc biệt là sự thân thiện với môi trường, chắc hẳn không lâu nguồn năng lượng tái tạo sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng sản lượng điện cao cung cấp cho cả nước chia sẻ với thủy điện và nhiệt điện.
* Kết luận:
Qua bài viết trên, có thể phần nào nhận định về cơ cấu cũng như hướng phát triển của ngành điện Việt Nam trong tương lai. Chúng ta sẽ cố gắng giảm thiểu tối ta việc khai thác những nguồn năng lượng có thể gây tác hại đối với môi trường sống như thủy điện và nhiệt điện. Và chúng ta sẽ hướng tới việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng xanh, thân thiện và bảo vệ môi trường ./.
Bài viết rất tốt. Tuy nhiên em cần phân tích thêm mỗi năm tăng trưởng bao nhiêu % về nhu cầu điện. Như vậy thì thách thức cho ngành điện là gì để đáp ứng cho sự tăng trưởng đó. Theo em giải pháp nào để giảm áp lực cho ngành điện.
Trả lờiXóa